Cung Tí Ngọ và Bàng Tinh (phần 2)
Với bàng tinh tọa thủ sau lục cát tinh là các sát tinh Kình Đà Hỏa Linh Không Kiếp. Với bộ sao Kình Dương và Đà La. Do Lộc Tồn không cư ở cung Tứ Mộ gồm bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi nên sao Đà La không cư tại cung Tí Ngọ Mão Dậu. Cách này khá hay một phần giải thích ý nghĩa cho cách độc Linh Xương Đà Vũ tại cung Thìn Tuất. Với Đà La trong trường hợp có La Võng chỉ có thể cư tại cung Thìn Tuất Dần Thân. Trong trường hợp nhập La Võng hình thành cách cục mang ý nghĩa nặng của Linh Xương Đà Vũ nếu tại vị trí này xuất hiện Linh Dương Vũ. Kình Dương cư tại các cung Tí Ngọ Mão Dậu và Thìn Tuất Sửu Mùi. Với Kình Dương cư tại Tí Ngọ Mão Dậu do ở tại vị trí Đế Vượng của vòng Trường Sinh theo Thiên Can nên đi xuống Suy khác với vị trí Quan Đới sao Kình Dương có tính chất tiến lên, dương lên tự đắc. Sao Kình Dương cư tại Tí Ngọ của tuổi Bính Mậu và Nhâm. Với tuổi Bính, Mậu có sao Kình Dương cư Ngọ và tuổi Nhâm có Kình Dương cư Tí. Do tuổi Bính Mậu Nhâm là tuổi Dương nên Kình Hao cư Tí Ngọ có thể gặp Đào Hồng Kiếp Sát. Khi Kình Dương gặp Kiếp Sát hóa thành khí sát cần tránh thêm các hung sát kỵ tinh tác động thêm khiến cách cục theo chiều hướng xấu. Sao Kình Dương cư Tí Ngọ có khuynh hướng đứng đầu dựa vào sức lực của bản thân để đạt thành tựu. Kình Dương tùy trường hợp đi với Cô Quả hay Đào Hồng mà luận theo ý nghĩa khác nhau. Với Kình Dương gặp Cô Quả có tính chất hành động tác động trực tiếp gây ra kết quả. Cách Kình Cô Quả tăng nặng tính cô khắc của sao này. Trường hợp Kình Dương gặp Đào Hồng có tính chất bộc phát lớn do bản thân gây ra. Kình Đào Hồng có tính chất mưu trí, thường gây ra cách tranh giành, tranh đoạt nếu thêm Sát Tinh.
Với Kình Dương luôn đi cùng với Song Hao. Trường hợp gặp bộ Kình Đại có tính chất hay hon Kình Tiểu đặc biệt khi bản cung có Kình Dương là tam hợp chỉ một sao Hao. Cách Kình Đà chỉ có Kình Dương toạ thủ tại đây nổi tiếng với cách Đồng Âm cư Ngọ hãm ngộ Kình Phượng thành cách cục hay chủ võ nghiệp phát triển lớn. Cách Hỏa Linh cư Tí Ngọ cũng là cách cục khá hay. Hỏa Linh và Linh Tinh cư tại cung Ngọ được luận ở tại vị trí miếu địa tức tính chất tăng cường ưu điểm của cách cục chủ nhiệt huyết thành công của Hỏa Linh và sự tài giỏi xuất chúng của Linh Tinh. Bộ Hỏa Linh ưa ở vị trí các cung sáng như bộ Nhật Nguyệt và khi cư tại các cung hãm cần xét bố cục chính tinh ở bản cung và toàn bộ tổ hợp. Nếu Hỏa Linh cư Tí Ngọ gặp Tham Lang là cách hay khiến Tham Lang tăng ham muốn về giàu hay về quyền bính khiến cách cục Sát Phá Tham trở nên tốt đẹp hơn. Với Hỏa Tinh cư Ngọ là vị trí sáng của sao này cần tránh gặp Thái Dương hoặc Thiên Cơ và bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương khiến áp lực tăng cao gây ra tai nạn về mặt tinh thần cho cách cục, đặc biệt là khi Cơ Nguyệt Đồng Lương gặp Hỏa Linh. Nếu gặp cần thiết phải có Khoa Quyền để giảm tính tác họa vì sự hiểu biết hoặc Hỏa Tinh được dụng bởi Quyền. Với Linh Tinh cư Ngọ được đánh giá hay hơn Hỏa Tinh vì Linh Tinh là ngôi sao của sự lạnh, cũng mang tính chất Sát của sát tinh. Với Linh Tinh tốt đẹp là người xuất chúng có khả năng tăng tập trung, không để tâm tới bên ngoài. Khi Linh Tinh trở nên tốt cần thiết phải hợp cách với Chính Tinh và Bàng Tinh, thứ đến là độ sáng của sao này. Cách Không Kiếp là đại sát tinh với mức tác họa rất lớn, khi cư Tí Ngọ là vị trí khi tốt của cặp Không Kiếp vì tại đây hai sao này đơn thủ ở cung Tí Tuất hoặc Ngọ Thìn. Với trường hợp gặp một trong hai sao nếu không có thêm Sát Kỵ cũng là cách tác họa của một trong hai sao không Kiếp đơn thủ nên tính chất luận theo tính chất riêng của mỗi sao. Thiên Không nhấn mạnh ở tính bất ngờ, thuộc Không Vong chủ mất và Địa Kiếp ý nghĩa là tai nạn, tai họa mang tính nghiêm trọng. Các ý nghĩa này trở nên rõ ràng khi có Sát Tinh gia hội.
0 comments:
Post a Comment